Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch

- Thứ Sáu, 25/09/2020, 17:52 - Chia sẻ
Ngày 25.9, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc đã tổ chức hội thảo Các giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc và Trưởng Đại diện Tổ chức UNFPA tại Việt Nam Naomi Kitahara đồng chủ trì hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho rằng, năm 2014, QH đã thông qua Luật Hộ tịch, đây là lần đầu tiên Việt Nam có văn bản ở tầm luật để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quốc tịch. Kể từ khi Luật ban hành đến nay, việc tổ chức thực hiện đã được chú trọng ở cả trung ương và địa phương, đem lại hiệu quả thiết thực qua cam nhận tốt đẹp, sự hài lòng chung của người dân đối với công tác hộ tịch. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận là không phải mọi việc đã tốt, mà còn nhiều việc phải làm tiếp, còn cần cố gắng hơn nữa. Hội thảo là dịp để tất cả chúng ta cùng ngồi lại đánh giá chính xác kết quả 3 năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch, chỉ ra được những tồn tại, khó khăn, vướng mắc đồng thời đề xuất những giải pháp tháo gỡ.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc phát biểu tại hội thảo 

Đồng tình với những ý kiến trên, Trưởng Đại diện Tổ chức UNFPA tại Việt Nam Naomi Kitahara cho rằng, chúng ta chỉ còn mười năm để đạt được Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Lời hứa sẽ không để lại ai đứng sau khi đặt vào cộng đồng thống kê một yêu cầu cao đối với dữ liệu dân số chất lượng cao - đáng tin cậy, kịp thời, không đồng ý, nhất quán và so sánh dữ liệu, cần phải đánh giá tiến bộ và giải quyết sự bất bình đẳng trong sự phát triển bền vững.

Trưởng Đại diện Tổ chức UNFPA tại Việt Nam Naomi Kitahara phát biểu tại hội thảo 

Tại hội thảo, Cục trưởng Cục hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Công Khanh đã cho biết những kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện Chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch (2017 -2020). Theo đó, cùng với việc hoàn thiện thể chế các văn bản pháp luật liên quan đến hộ tịch; các bộ ngành và địa phương đã triển khai nhiều hoạt động như khảo sát, đánh giá, kiểm tra, hướng dẫn và tháo gỡ vướng mắc khó khăn trong thực tế triển khai Luật Hộ tịch; xây dựng Cơ sở dữ liệu điện tử toàn quốc; nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác hộ tịch…

Từ đánh giá của Bộ Tư pháp, các đại diện Bộ, ngành, địa phương đã chia sẻ những khó khăn trong quá trình triển khai Luật Hộ tịch cũng như Chương trình. Đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao cho biết, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gặp không ít khó khăn khi trẻ em Việt Nam có tên nước ngoài trong Giấy khai sinh nước ngoài thực hiện thực hiện thủ tục ghi vào sổ hộ tịch việc khai sinh (do chưa có quy định); các ghi họ, tên trong biểu mẫu giấy khai sinh; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bị bỏ trống thời gian sinh sống cụ thể ở địa phương…

Phạm Hải