Đại hội thi đua yêu nước Văn phòng Quốc hội lần thứ IV giai đoạn 2020-2025

Tạo sức lan tỏa của các phong trào thi đua gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị

- Thứ Ba, 22/09/2020, 14:30 - Chia sẻ

Trong những năm qua với sự quan tâm hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc thường xuyên của Hội đồng thi đua Văn phòng Quốc hội trong thực hiện các phong trào thi đua do Văn phòng Quốc hội phát động, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ luôn có những đổi mới, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện. Nội dung thi đua phong phú, thiết thực, sát với nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, công chức, người lao động. Việc phát động và đăng ký thi đua được duy trì nền nếp, mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu thi đua, biện pháp thực hiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng đều được cụ thể hóa, thực hiện công khai trong chấm điểm, bình xét thi đua theo nguyên tắc thành tích đến đâu xét bình bầu và khen thưởng đến đó. Đồng thời, chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, tuyên truyền, tạo sức lan tỏa của các phong trào thi đua và các điển hình tiên tiến.

Nhờ có sự duy trì nề nếp, triển khai các phong trào thi đua hợp lý, phù hợp với cơ quan nên các phong trào thi đua của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh được triển khai thực hiện hiệu quả. Cán bộ, công chức, người lao động luôn đoàn kết, sáng tạo, trách nhiệm, yên tâm công tác nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tạo được khí thế thi đua sôi nổi, tạo động lực thúc đẩy tinh thần nỗ lực rèn luyện, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao của cán bộ, công chức, người lao động. Bên cạnh đó, Văn phòng chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho công chức, lao động; tổ chức tốt các hội nghị, các hoạt động của Cụm, Khối thi đua để đề ra giải pháp, chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc.

Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ Cao Văn Thắng phát biểu tại Đại hội 

Ảnh: Quang Khánh 

Để công tác thi đua khen thưởng tiếp tục là động lực giúp cho đội ngũ cán bộ công chức, người lao động hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn. Thứ nhất, phải xác định thi đua là công cụ hữu hiệu trong quản trị điều hành; phải được quan tâm, duy trì và tổ chức thực hiện thường xuyên nhằm đạt hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Thứ hai, việc phát động thi đua, theo dõi, đánh giá, khen thưởng phải được thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch, công bằng, các chỉ tiêu thi đua, tiêu chí đánh giá phải được định lượng rõ bằng các công thức, sát với nhiệm vụ chính trị được giao. Thứ ba, sau khi phát động các phong trào thi đua phải theo dõi tiến độ thực hiện, kiểm tra, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân điển hình và khen thưởng kịp thời tạo động lực cao trong thi đua. Thứ tư, Tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể tăng cường sự phối hợp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để phong trào thi đua phát triển. Thứ năm, kịp thời động viên, khen thưởng, khích lệ cán bộ, công chức, người lao động khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao... Thứ sáu, duy trì thực hiện tốt môi trường, không khí làm việc thoải mái, đoàn kết gắn bó của công chức, người lao động…

T. Thành