10 lời khuyên nhằm giảm thiểu sự phát thải do sử dụng thực phẩm

- Thứ Tư, 05/06/2013, 08:32 - Chia sẻ

1. Mua sắm thông minh với chế độ ăn hợp lý, lên danh sách mua sắm và tránh mua theo cảm tính. Chiêu thức tiếp thị có thể làm bạn mua nhiều hơn nhu cầu, đặc biệt là đối với các mặt hàng dễ hư hỏng và khó bảo quản. Mặc dù những thức ăn này có thể rẻ tiền hơn, nhưng chúng sẽ có thể trở nên đắt hơn nếu bạn phải vứt đi.

2. Mua trái cây thông minh: nhiều trái cây và rau quả bị ném đi bởi vì kích thước, hình dạng hoặc màu sắc của chúng không phải là “hàng chuẩn”, trong khi chất lượng vẫn đảm bảo. Bạn nên chọn mua những trái cây ngay tại các nông trại hoặc chợ địa phương thay vì sử dụng những loại trái cây nhập khẩu hoặc chuyển từ nơi khác tới. Tận dụng các loại sẵn có mà nếu không sử dụng thì có thể phải bỏ đi.

 
Nguồn: tindacchieu.com

3. Nắm rõ hạn sử dụng: ở Mỹ, “ngày sản xuất” và “hạn sử dụng” không do chính quyền liên bang quy định (ngoại trừ một số thực phẩm nhất định). Thay vào đó, họ đề nghị nhà sản xuất cung cấp thực phẩm có chất lượng cao nhất. Tại Anh, sản phẩm “sử dụng tốt nhất trước ngày” cũng thường được nhà sản xuất cho chất lượng cao nhất. Vì vậy, hầu hết các loại thực phẩm vẫn có thể tiêu thụ một cách an toàn sau khi hết hạn sử dụng. Ngày quan trọng là “hạn sử dụng”: ăn thức ăn ngày đó hoặc kiểm tra nếu bạn có để lạnh.

4. Không bao giờ tắt tủ lạnh: ăn thực phẩm có trong tủ lạnh trước khi mua một cái gì đó mới, sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Thực hiện theo hướng dẫn lưu trữ để giữ cho thực phẩm tốt nhất của mình. Các trang web như www.lovefoodhatewaste.com có thể giúp bạn sáng tạo với các công thức nấu ăn để sử dụng bất cứ thực phẩm gì sắp phải bỏ đi.

5. Luôn để chế độ đóng đá: thực phẩm đã đóng đá của bạn có thể sử dụng vô thời hạn. Đóng đá sản phẩm tươi sống và thức ăn thừa nếu bạn không có cơ hội để ăn chúng trước khi chúng phân hủy. Bạn cũng có thể làm điều này với cửa hàng bán đồ ăn sẵn hoặc phân phối thực phẩm, nếu biết bạn sẽ không cảm giác sẽ ăn giống như thế trong ngày tiếp theo.

6. Yêu cầu khẩu phần ít hơn: nhà hàng thường sẽ cung cấp một nửa phần theo yêu cầu với mức giá thấp hơn.

7. Ủ phân hữu cơ từ thức ăn thừa có thể làm giảm phát thải khí nhà kính cũng tái chế chất dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng.

8. Sử dụng nguyên tắc “trước - sau” (FIFO - First In First Out) như một quy luật nhà bếp. Kiểm tra ngăn chứa thức ăn. Nấu và ăn trước những gì bạn mua đầu tiên. Xếp những thứ đóng hộp ở phía sau của tủ. Hãy để những đồ cũ ở phía trước để lấy dễ dàng.

9. Chú ý đến phần thức ăn thừa: phần gà nướng còn sót lại tối nay có thể là một phần của bánh sandwich ngày mai. Hãy sáng tạo! Hỏi nhà hàng để đóng gói các thức ăn thừa, bạn có thể ăn chúng sau này. Để lạnh chúng nếu bạn không muốn ăn ngay. Rất ít người trong chúng ta mang thức ăn thừa từ các nhà hàng về nhà. Đừng ngại làm như vậy!

10. Quyên góp: thực phẩm không phân hủy và thực phẩm tươi sống dễ hư hỏng có thể được tặng cho các ngân hàng thực phẩm địa phương, nhà bếp, phòng để đồ ăn hay nơi bảo quản đồ ăn. Các chương trình từ thiện ở địa phương và quốc gia thường xuyên cung cấp các container thực phẩm miễn phí và có thể tái sử dụng do mọi người quyên góp đến với những người có nhu cầu.

Theo VEA