3 bước giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV

- Thứ Sáu, 26/02/2021, 11:27 - Chia sẻ
Theo văn bản hướng dẫn số 52/HD- MTTW-BTT của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam ngày 24.2.2021, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương tiến hành giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV qua 3 bước.
Huong dan ve hoi nghi gioi thieu nguoi ung cu dai bieu HDND cap xa hinh anh 1

Ảnh minh họa 

Cụ thể:

Bước 1: Họp ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị để dự kiến người giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội

Thành phần dự họp gồm: 

- Ban lãnh đạo tổ chức đối với tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội.

- Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị và Ban chấp hành Công đoàn đối với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp.

- Chỉ huy đơn vị đối với đơn vị vũ trang nhân dân.

Trình tự, thủ tục tổ chức cuộc họp được thực hiện như sau:

Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân giới thiệu mục đích, yêu cầu của cuộc họp, dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người được phân bổ giới thiệu ứng cử, tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội và các bước tiến hành để lập danh sách giới thiệu người ứng cử.

Những người dự họp thảo luận về dự kiến giới thiệu người của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội để lấy ý kiến nhận xét của hội nghị cử trị trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Cuộc họp thông qua biên bản.

Các đại biểu biểu quyết cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa XV, nhiệm kỳ 2016 - 2021 tại hội nghị hiệp thương lần thứ nhất do Ủy ban MTTTQ tỉnh tổ chức, sáng 5.2

Bước 2: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến của cử tri tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đối với người được dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội

Tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác

Việc tổ chức hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc để lấy ý kiến đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội được tổ chức ở nơi người ứng cử đang công tác hoặc làm việc (nếu có). Trường hợp người ứng cử có nhiều nơi công tác hoặc nơi làm việc thì tổ chức lấy ý kiến của cử tri nơi người đó công tác hoặc làm việc thường xuyên.

Thẩm quyền chủ trì và triệu tập hội nghị cử tri nơi công tác được thực hiện như sau:

Người ứng cử đang công tác chuyên trách tại cơ quan Đảng, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn của cơ quan, tổ chức đó triệu tập và chủ trì Hội nghị.

Người ứng cử đang công tác tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Quốc hội tổ chức. Người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

Người ứng cử đang là Chủ tịch Nước, Phó Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ thì việc lấy ý kiến cử tri nơi công tác do Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ tổ chức. Người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

Người ứng cử đang công tác tại Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước thì người đứng đầu cơ quan phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì hội nghị.

Người ứng cử làm việc tại các đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế thì người đứng đầu đơn vị, tổ chức phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị.

Người ứng cử công tác ở các đơn vị vũ trang nhân dân thì do lãnh đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì hội nghị.

- Đối với trường hợp nơi công tác hoặc nơi làm việc của người ứng cử đại biểu Quốc hội quy định tại khoản này chưa có tổ chức Công đoàn thì người đứng đầu hoặc cấp phó người đứng đầu triệu tập và chủ trì hội nghị.

-Trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là người ứng cử thì cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị.

-Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị không có cấp phó thì Ban Chi ủy phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn triệu tập và chủ trì hội nghị.

Số lượng cử tri tham dự hội nghị cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc để lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu Quốc hội: Những nơi có dưới 100 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể cử tri, nhưng phải bảo đảm số lượng cử tri tham dự hội nghị đạt ít nhất là 2/3 tổng số cử tri được triệu tập.

Nơi có từ 100 cử tri trở lên thì có thể tổ chức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại diện cử tri và phải đảm bảo có ít nhất là 70 cử tri tham dự hội nghị. Tùy đặc điểm, tình hình thực tế của cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban chấp hành Công đoàn phối hợp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phân bổ số lượng người để các tổ chức Công đoàn trực thuộc cử đại diện tham dự; trường hợp không có tổ chức Công đoàn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phân bổ số lượng người để các đơn vị trực thuộc cử đại diện tham dự.

Người ứng cử đại biểu Quốc hội được mời tham dự hội nghị.

Nội dung và biên bản hội nghị cử tri

Biên bản hội nghị cử tri phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị; trong đó, phải ghi rõ tổng số cử tri được triệu tập, số lượng cử tri có mặt, ý kiến phát biểu và sự tín nhiệm của cử tri đối với từng người ứng cử.

Biên bản hội nghị cử tri nơi công tác lấy ý kiến về người được cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương dự kiến giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội phải được gửi cùng biên bản hội nghị ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận xét về người được giới thiệu ứng cử đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trước khi hội nghị hiệp thương lần thứ hai được tổ chức.

Lưu ý: Trường hợp người được dự kiến giới thiệu từng cử đại biểu Quốc hội không đạt tín nhiệm trên 50% tổng số cử tri tham dự hội nghị cử tri nơi công tác thì Ban lãnh đạo cơ quan tổ chức, đơn vị tổ chức giới thiệu người khác.

Thủ tục tổ chức hội nghị cử tri

Người chủ trì hội nghị tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự hội nghị.

Giới thiệu mục đích, yêu cầu của hội nghị; Giới thiệu Thư ký hội nghị để hội nghị quyết định; Báo cáo về số cử tri được mời, số lượng cử tri có mặt; Giới thiệu danh sách người ứng cử…

Người Thư ký hội nghị đọc tiểu sử tóm tắt của từng người ứng cử. Cử tri phát biểu ý kiến đối với từng người ứng cử. Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử phát biểu ý kiến.

Hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu từ 3 đến 5 người..

Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức giơ tay thì Tổ kiểm phiếu đếm, tính kết quả biểu quyết đối với từng người ứng cử.

Trường hợp hội nghị biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì phiếu tín nhiệm của cử tri nơi công tác phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Ban chấp hành Công đoàn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ và tên người ứng cử.

Tổ trưởng Tổ kiểm phiếu công bố kết quả biểu quyết.

Hội nghị thông qua biên bản hội nghị cử tri.

Bước 3: Hội nghị ban lãnh đạo mở rộng của cơ quan, tổ chức, đơn vị để thảo luận, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội

Thành phần dự hội nghị

Đối với tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, thành phần dự hội nghị gồm Đoàn Chủ tịch mở rộng tới người đứng đầu các tổ chức thành viên (tổ chức nào không có tổ chức thành viên thì tổ chức hội nghị Đoàn Chủ tịch mở rộng tới đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc); Ban Thường vụ mở rộng tới đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc hoặc Ban Thường trực mở rộng tới đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.

Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp thì thành phần dự hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan và đại diện Ban chấp hành Công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.

Đối với đơn vị vũ trang nhân dân, thành phần dự hội nghị gồm chỉ huy đơn vị, đại diện Ban chấp hành Công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy các đơn vị cấp dưới trực tiếp.

Trình tự, thủ tục tổ chức hội nghị

Đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân báo cáo tình hình và kết quả hội nghị lấy ý kiến của cử tri nơi công tác hoặc nơi làm việc đối với từng người được dự kiến giới thiệu ứng cử;

Những người dự hội nghị thảo luận và biểu thị sự tán thành của mình đối với từng người được giới thiệu ứng cử bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định. Hội nghị cử Tổ kiểm phiếu gồm từ 3-5 người. Trường hợp quyết định biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì phiếu giới thiệu phải đóng dấu của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.

Hội nghị thông qua biên bản và danh sách người được giới thiệu ứng cử. 

Hà An