Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC

Cần xây dựng cơ sở địa vị pháp lý để phát huy vai trò nòng cốt

- Thứ Tư, 24/11/2021, 17:27 - Chia sẻ
Việc lựa chọn mô hình Tổng công ty nhà nước là hạt nhân phát triển mạng lưới đường cao tốc quốc gia là sự lựa chọn phù hợp cả trong nhu cầu thực tiễn và quy định của pháp luật hiện nay. Tuy nhiên, việc xây dựng khung pháp lý, bao gồm các cơ chế, chính sách... cần được hoàn thiện theo hướng nào để Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC- tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong đầu tư phát triển, khai thác vận hành đường bộ cao tốc quốc gia,…là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội và các chuyên gia quan tâm.
Với những hiệu quả trên nhiều phương diện của các tuyến đường cao tốc mang lại nênvà nhu cầu phát triển các tuyến đường cao tốc trong thời gian tới là rất cấp thiết
Với những hiệu quả trên nhiều phương diện mà các tuyến đường cao tốc mang lại nên nhu cầu phát triển các tuyến đường cao tốc trong thời gian tới là rất cấp thiết

Việc hoàn thiện mô hình có ý nghĩa mang tính quyết định

Theo ông Lê Mạnh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ và Hạ tầng, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, để Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt thì cần phải xem có nên thành lập hai Tổng công ty đường cao tốc, một Tổng công ty phụ trách phía Bắc và một Tổng công ty phía Nam hay không?

Thực tế chúng ta đã hình thành một Tổng công ty đường cao tốc ở phía Nam nhưng hiện tại mô hình không phát huy hiệu quả. Vì vậy đã sáp nhập công ty vào VEC. Với hiện tại vốn điều lệ của VEC chỉ có 978,7 tỷ đồng trên tổng mức thu hút đầu tư 108.865 tỷ đồng, VEC nhận nợ 85%. Quy chế hoạt động và định hướng giải quyết vấn đề này để xây dựng Nghị định hiện tại các Bộ, ngành phối hợp với Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đặc biệt Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì trình các cấp có thẩm quyền để ban hành một Nghị định cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đủ nguồn lực và tư cách pháp lý. 

Ông Lê Mạnh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ và Hạ tầng, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Ông Lê Mạnh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ và Hạ tầng, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Thứ nữa, việc hoàn thiện xây dựng mô hình để tạo động lực phát triển cho Tổng công ty đường cao tốc Việt Nam có tác động quan trọng và có ý nghĩa mang tính quyết định, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư. Điều đó quay trở lại chứng minh rằng các nước phát triển xung quanh chúng ta như Nhật Bản, Hàn Quốc thì vốn đầu tư công từ nhà nước thông qua các doanh nghiệp sử dụng vốn đầu tư công chiếm 70-80% số lượng nguồn vốn đầu tư đường cao tốc. Nhìn con số như thế rút ra luận cứ để bàn thảo, thảo luận theo quy định, chức năng nhiệm vụ của mỗi cá nhân để xây dựng, kiến nghị các cấp có thẩm quyền xây dựng Nghị định làm cơ sở đầy đủ góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư phát triển đường cao tốc của chúng ta.

Cần xây dựng cơ sở địa vị pháp lý

Theo bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc đẩy nhanh đầu tư xây dựng đường cao tốc theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1.9.2021 của Thủ tướng Chính phủ phải có 5.000 km đường bộ cao tốc là một mục tiêu hết sức quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.

Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Theo đó, tại Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết 30, trong đó có nội dung, tách các dự án hỗ trợ nhà ở và dự án giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án chung. Vì vậy, một dự án đường cao tốc Biên Hòa sắp tới đây sẽ tách dự án hỗ trợ nhà ở cho người dân, tái định cư ra thành một dự án và giải phóng mặt bằng làm một dự án. Theo Chính phủ, dự kiến đường bộ cao tốc đi qua tỉnh nào, thành phố nào thì địa phương đó làm chủ đầu tư. Quốc hội cũng đã giao cho Chính phủ làm thí điểm. Như vậy, đường cao tốc trong nước theo Luật Đầu tư công những dự án lớn là những dự án nhóm A thì cũng đã cho tách ra dự án giải phóng mặt bằng. Theo bà Nguyễn Thị Yến, nếu giao cho địa phương làm chủ đầu tư mà tách các dự án này ra, thì đối với các doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, từ đó đẩy nhanh tốc độ triển khai dự án.

Chính vì vậy, theo bà Nguyễn Thị Yến, với 17 năm thí điểm hoạt động, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đã khẳng định được vai trò đầu tàu nhưng mà còn gặp nhiều khó khăn. Vậy để làm sao tiếp tục phát huy được vai trò, tiềm lực của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam trong việc tham gia nhu cầu phát triển đường cao tốc đã được Chính phủ quy hoạch trên thì bên cạnh việc chúng ta cần phải tham mưu cho Chính phủ tổng kết mô hình này để tìm ra nguyên nhân thì chúng ta cũng cần xây dựng một cơ sở địa vị pháp lý cho Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc.

Bảo Ngân