Câu chuyện đại biểu

Cầu nối giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau

- Thứ Hai, 09/08/2021, 06:18 - Chia sẻ
Công tác “Đền ơn đáp nghĩa” thật sự đã trở thành một phong trào ý nghĩa có sức lan tỏa ngày càng mạnh mẽ rộng khắp ở đất nước ta, là cầu nối giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau. Ở nhiều địa phương, phong trào này đã chứng minh trọn vẹn nghĩa tình với người có công. Chế độ đối với người có công cũng được cử tri và Nhân dân ta hết sức quan tâm. Trong đó, vấn đề thờ cúng liệt sĩ là một nội dung nhiều cử tri thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị.

Liệt sĩ họ Sử - người con của làng Ngọc truyền thống

Với 33 vị tiên hiền đỗ đạt, làng Ngọc Sơn (thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) nổi tiếng là ngôi làng thứ 2 ở Việt Nam có tới 2 trạng nguyên, đó là Trạng cha Sử Hy Nhan và Trạng con Sử Đức Huy; 3 vị đỗ tiến sỹ là Phan Hưng Tạo, Hồ Bỉnh Quốc và Hồ Bỉnh Quân. Trong đó, họ Hồ đông người làm quan nhất. Tuy nhiên, theo thời gian, con đường khoa bảng của người dân trong làng đời sau ngày một ít dần, đến giai đoạn triều nhà Nguyễn làng chỉ có các vị làm quan nhỏ. Theo lời kể của các vị bô lão trong làng, tương truyền, do có nhiều nhân tài cho đất nước nên làng bị yểm bùa ở núi Ngọc Sơn, từ đó người đỗ đạt, làm quan ít dần, cũng có nhiều người sau khi đỗ đạt đều rời làng đi nhập chức làm quan và khai khoa ở vùng đất mới.

Không chỉ nổi danh với nhiều người con đỗ đạt, Ngọc Sơn còn là ngôi làng giàu truyền thống cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược và cuộc chiến tranh biên giới, thực hiện lệnh tổng động viên, hàng trăm thanh niên trong làng xếp bút nghiên, việc riêng lên đường nhập ngũ, nhiều người trở thành thương binh và nhiều người đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ. Trong số đó, có liệt sĩ Sử Thanh Nhã.

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Ngọc Sơn, là hậu duệ đời sau của họ Sử. Năm 1973, khi vừa tròn 19 xuân xanh, Sử Thanh Nhã lên đường nhập ngũ, tạm biệt quê hương núi Ngọc, nơi có cha mẹ hay đau yếu và 2 người chị gái, bao ấp ủ, yêu thương. 3 giờ chiều ngày 9.12.1978, trong một trận đánh ác liệt nhất với quân Khơme đỏ để mở đường máu cho đơn vị tại mặt trận phía Nam (tỉnh Đắk Lắk), Sử Thanh Nhã đã anh dũng hy sinh. Khi đó anh mới tròn 24 tuổi - cái tuổi đẹp nhất, bắt đầu chín nhất của tuổi trẻ, chưa kịp hẹn hò và xây dựng tổ ấm gia đình.

Sau khi anh ra đi, cha mẹ già yếu, hai chị gái cũng lần lượt qua đời, anh lại là con trai duy nhất chưa có vợ con nối dõi. Nơi lưu giữ anh linh liệt và tổ tiên gia đình anh đặt tại nền nhà ở cũ của gia đình liệt do người cháu ngoại thỉnh thoảng về chăm sóc, vào dịp lễ tết bà con, đoàn thể khói hương… Nhưng điều đó cũng không làm sao khỏa lấp được sự trống vắng, tiêu điều của nơi này.

Trong những ngày tháng 7 tri ân, đi qua vùng núi Ngọc, công trình tôn tạo lại nơi thờ tự liệt Sử Thanh Nhã đã, đang được cháu ngoại và các nhà hảo tâm, bà con, đoàn thể nơi đây góp công, góp của xây dựng lại. Trong khói hương, hình ảnh liệt trẻ tuổi cứ mãi ám ảnh chúng tôi. Không người thừa tự, sau khi hoàn thiện, ai sẽ tiếp nối để chăm lo hương khói thường xuyên sau này cho anh khi mà cháu ngoại ở xa… Xa hơn nữa, không chỉ có liệt Sử Thanh Nhã mà trên mảnh đất hình chữ S này còn bao nhiêu liệt sỹ như Sử Thanh Nhã?

Chi hội phụ nữ Tổ dân phố Ngọc Sơn tham gia lao động để xây dựng nơi thờ cúng Liệt sỹ Sử Thanh Nhã
Ảnh: Bình Nguyên

Kiến nghị cần được kịp thời xem xét

Chính sách đối với người có công luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm hàng đầu và đã, đang được giải quyết kịp thời, thấu đáo, nghĩa tình. Đây cũng là vấn đề nổi bật tại các diễn đàn tiếp xúc cử tri, kỳ họp của cơ quan dân cử. Khi tiếp xúc với ứng cử viên đại biểu dân cử vận động bầu cử trong nhiệm kỳ 2021 - 2026, nhiều cử tri kiến nghị Đảng, Nhà nước khi sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đến người có công, trong đó cần quy định cụ thể hơn về chế độ thờ cúng liệt , nhất là đối với các liệt đơn thân, không người nối dõi, không còn thân nhân liệt như Pháp lệnh Người có công với cách mạng quy định. Đồng thời, quy định rõ việc tôn tạo các địa điểm tâm linh thờ cúng liệt , có chế độ hương khói, chăm lo thường xuyên.

“Vấn đề này không phải tới nhiệm kỳ này mới kiến nghị. Mong các cơ quan nhà nước nhiệm kỳ mới cần quan tâm hơn nữa đến chế độ thờ cúng liệt , cụ thể là có cơ chế hỗ trợ xây dựng, tu sửa nơi thờ tự liệt , nhất là đối với các liệt không còn thân nhân” - cử tri Nguyễn Tiến Dũng, tổ dân phố 5, phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh gửi gắm. Nhiều cử tri cũng kiến nghị các đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên cần đổi mới hoạt động của mình gắn với địa chỉ đỏ, mà có thể là nhận chăm lo nơi thờ tự các liệt thuộc địa phương, khu vực mình sinh sống. Qua đó, sẽ giáo dục được truyền thống cho thế hệ trẻ.

Rời làng Ngọc dưới cái nắng hè gay gắt trong tiếng quạt ào ạt chen lẫn tiếng máy trộn cát vữa rào rào, con cháu, bà con làng Ngọc đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng nơi thờ tự mới cho Liệt sỹ Sử Thanh Nhã. Nguồn kinh phí xây dựng được cháu ngoại và họ tộc đứng ra quyên góp từ các nhà hảo tâm trong và ngoài địa bàn cũng như sự đóng góp ngày công của các đoàn thể trên địa bàn. Hương thơm trên bàn thờ còn vương vấn mãi người đến rồi đi… Ánh mắt trong veo, ngời sáng của liệt trẻ tuổi cứ ám ảnh chúng tôi mãi tâm nguyện ấy: Có bao nhiêu trường hợp như vậy và sau này ai sẽ tiếp nối chăm lo, vun đắp và giữ gìn, tiếp nối truyền thống hào hùng, hy sinh tuổi xuân vì bảo vệ Nhân dân, quê hương, đất nước?

Lê Hồng Hạnh, Phó trưởng ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh