Tìm kiếm cứu nạn hàng hải:

Luôn phải vượt qua những điều kiện khắc nghiệt nhất trên biển

- Chủ Nhật, 22/11/2020, 15:50 - Chia sẻ
Theo Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng), nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển phải thực sự đáp ứng được hai yêu cầu: Một là phải rất kịp thời, hai là phải đáp ứng được tất cả những điều kiện khắc nghiệt ở trên biển. Để bảo đảm được hai yêu cầu đó thì cần tập trung đầu tư cho lực lượng chuyên trách mang tính chất phối hợp đầu mối này phải thực sự tinh nhuệ với hệ thống trang thiết bị hiện đại, bảo đảm vượt qua được những khắc nghiệt nhất trên biển để khi có thông tin về tai nạn trên biển, lực lượng này có thể tiếp cận nhanh nhất các đối tượng gặp nạn, vừa xử lý tốt công tác cứu hộ cứu nạn nhưng đồng thời phải bảo đảm an toàn cho chính đội ngũ đi cứu hộ cứu nạn.
Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng)
Đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng)

Phải là lực lượng tinh nhuệ, chủ công

Bằng những việc làm và hành động mang tính nhân đạo rất cao, đồng thời hoạt động của Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam còn mang ý nghĩa chính trị rất lớn, đó là sự khẳng định chủ quyền trên biển. Bất cứ khi nào có thông tin cần trợ giúp, cứu nạn trên biển, dù trong điều kiện khắc nghiệt, lực lượng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn hàng hải cũng phải có mặt kịp thời. Theo đó, các tổ chức, các cá nhân hoạt động trên biển chỉ có thể yên tâm và vững tin trong các hoạt động của mình khi thấy mình được an toàn và được hỗ trợ trong trường hợp gặp tai nạn, sự cố. Đại biểu Bùi Thang Tùng vui mừng khi năng lực tìm kiếm, cứu nạn hàng hải của Việt Nam lọt vào top khá của ASEAN.

Công tác cứu nạn trên biển vừa làm làm tốt công tác cứu nạn nhưng đồng thời phải bảo đảm an toàn cho chính đội ngũ đi cứu hộ cứu nạn
Công tác cứu nạn trên biển vừa làm làm tốt công tác cứu nạn nhưng đồng thời phải bảo đảm an toàn cho chính đội ngũ đi cứu hộ cứu nạn

Theo Đại biểu Bùi Thang Tùng, hiện nay, một mặt chúng ta đang khuyến khích ngư dân vươn ra biển xa, mặt khác lại tăng cường các hoạt động giao thông, vận tải hàng hải để tăng cường giao lưu với các quốc gia trên thế giới thông qua hoạt động vận tải biển, cảng biển, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam ta đang ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng. Và cái cần nhìn nhận thứ ba là tình trạng biến đổi khí hậu dẫn đến sự khó lường của thời tiết, thiên tai. Trong trường hợp đó, nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn phải thực sự đáp ứng được hai yêu cầu: Một là phải rất kịp thời, hai là phải đáp ứng được tất cả những điều kiện khắc nghiệt ở trên biển. Để bảo đảm được hai cái yêu cầu đó, chúng ta phải tập trung đầu tư sao cho lực lượng chuyên trách mang tính chất phối hợp đầu mối này phải thực sự tinh nhuệ với hệ thống trang thiết bị hiện đại, bảo đảm vượt qua được những khắc nghiệt nhất trên biển. Để khi có thông tin về tai nạn trên biển, lực lượng trên có thể tiếp cận nhanh nhất các đối tượng gặp nạn, vừa xử lý tốt công tác cứu hộ cứu nạn nhưng đồng thời phải bảo đảm an toàn cho chính đội ngũ đi cứu hộ cứu nạn.

Tìm kiếm cứu nạn hàng hải luôn phải vượt qua những điều kiện khắc nghiệt nhất trên biển
Tìm kiếm cứu nạn hàng hải luôn phải vượt qua những điều kiện khắc nghiệt nhất trên biển

Do năng lực tìm kiếm cứu nạn của các lực lượng địa phương trong thời điểm hiện tại rất hạn chế, trong trường hợp đó, chỉ có lực lượng chuyên trách như Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam mới có thể đóng vai trò chủ công. Vì vậy, Đại biểu Bùi Thanh Tùng cho rằng, chúng ta cần phải quan tâm, đầu tư có trọng điểm, trọng tâm cho lực lượng này để đây thực sự là lực lượng tinh nhuệ, chủ công nhất trong hoạt động tìm kiếm, cứu nạn.

Cần tăng cường năng lực cho lực lượng chuyên trách cứu nạn trên biển

Theo Đại biểu Bùi Thanh Tùng, hiện có bốn mảng hoạt động chính trên biển gồm: các hoạt động cảng biển, hoạt động vận tải biển; hoạt động khai thác thủy sản trên biển; các hoạt động khai khoáng và hoạt động du lịch, thì cả bốn mảng hoạt động này, Hải Phòng đều có cả và diễn ra tấp nập. Xuất phát từ thực tế, Hải Phòng là một địa bàn có thể nói là thành phố công nghiệp cảng biển đồng thời là trung tâm phát triển kinh tế biển phía bắc. Theo thống kê, riêng về hoạt động cảng biển, thành phố cảng Hải Phòng thuộc loại tấp nập nhất khu vực, là cửa chính ra biển phía bắc, với sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng hiện nay trung bình trên 70 triệu tấn một năm… Số lượng tàu thuyền đánh bắt, khai thác hải sản của TP Hải Phòng là trên 6.000 tàu thuyền thường xuyên hoạt động trên cảng biển, trong đó có khoảng 500 tàu đánh bắt xa bờ. Ngoài ra, Hải Phòng cũng là khu vực nuôi trồng thủy sản lớn trên biển với trên 500 tàu bè đánh cá và vài nghìn âu, lồng. Bên cạnh đó, trên vùng biển Hải Phòng hiện có trên 30 dự án thăm dò đầu tư về khai thác khoáng sản đang triển khai; du lịch Hải Phòng cùng Quảng Ninh và một số khu vực khác phát triển. Chính vì vậy, Hải Phòng coi hoạt động cứu hộ, cứu nạn trên biển là vô cùng quan trọng.

Tìm kiếm cứu nạn hàng hải luôn phải vượt qua những điều kiện khắc nghiệt nhất trên biển
Tìm kiếm cứu nạn hàng hải luôn phải vượt qua những điều kiện khắc nghiệt nhất trên biển

Thống nhất với quan điểm, cứu hộ, cứu nạn trên biển là sự phối hợp lực lượng nhất là các lực lượng chuyên trách và lực lượng bán chuyên trách kể cả trung ương và địa phương. Qua đó, theo Đại biểu Bùi Thanh Tùng, việc tăng cường vai trò Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam vừa là nghĩa vụ, vừa là trách nhiệm của chúng ta đối với tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển, trách nhiệm của quốc gia có biển. Thứ hai, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm là khá rõ ràng: Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam là lực lượng chuyên trách duy nhất được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với lực lượng khác kể cả Trung ương và địa phương từ khâu tiếp nhận thông tin về tai nạn cũng như xây dựng phương án tìm kiếm, cứu nạn và tổ chức triển khai cứu hộ, cứu nạn. Như vậy, vai trò của trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn hàng hải Việt Nam là không thể phủ nhận và càng phải được quan tâm trong thời gian tới.

Bảo Ngân