Malaysia cân nhắc kết hợp các loại vaccine Covid-19

- Thứ Sáu, 18/06/2021, 03:12 - Chia sẻ
Nhằm tăng hiệu quả chống lại các biến thể mới của SARS-CoV-2, Chính phủ Malaysia đang xem xét kết hợp hai loại vaccine ngừa Covid-19 khác nhau.
Nguồn: The Straits Times
Nguồn: The Straits Times

Để tăng hiệu quả của vaccine ngừa Covid-19 đối với những biến thể của SAR-CoV-2, Bộ trưởng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới, cũng là người điều phối Chương trình Tiêm chủng quốc gia (NIP), Khairy Jamaluddin cho biết, nhóm nghiên cứu đang xem xét dữ liệu thực tế nhận được từ Đức về các trường hợp tiêm chủng dị hợp sử dụng vaccine AstraZeneca cho mũi đầu tiên, và Pfizer/BioNTech ở mũi thứ hai. Việc tiêm phòng dị loại là phương pháp sử dụng hai loại vaccine khác nhau nhằm tăng hiệu quả chống lại các biến thể của virus, và dữ liệu đến nay cho thấy nó đã tăng cường các kháng thể trung hòa, cũng như có hiệu quả tốt hơn trong việc chống lại các biến thể khác nhau.

Trong một hội thảo trực tuyến do The Oxford & Cambridge Society Malaysia tổ chức, ông Khairy Jamaluddin cho hay, những điểm dữ liệu đang được đưa ra đối với các trường hợp tiêm chủng dị hợp và một khi nhóm công tác kỹ thuật rõ ràng về điều đó, họ sẽ tư vấn cho ủy ban mà ông chủ trì cùng với Bộ trưởng Y tế, sau đó sẽ triển khai các loại vaccine dị loại. Hiện nay, một phần nguồn cung vaccine AstraZeneca từ COVAX đã bị trì hoãn, một số nguồn cung cấp từ Thái Lan cũng bị chậm hơn dự định. Vì vậy, họ đang tính toán lại lịch trình giao hàng để xem có thể rút ngắn khoảng thời gian dùng AstraZeneca hay không, hiện là 12 tuần.

Bộ trưởng Khairy Jamaluddin cũng tiết lộ sự thay đổi quan điểm đối với miễn dịch cộng đồng tại Malaysia. Tại cuộc hội thảo, ông cho biết, với tư cách là Bộ trưởng điều phối, xem xét dữ liệu và khoa học, đây rất có thể là loài đặc hữu và chúng ta hiện có thể thấy Covid-19 ở dạng ít đe dọa hơn, nhưng nó sẽ tồn tại trong một thời gian dài nữa. NIP đặt mục tiêu, tiêm chủng cho 80% dân số để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Malaysia cho biết, nước này đang nỗ lực nâng cao năng lực nghiên cứu phát triển vaccine, một loại là vaccine mRNA và một loại là vaccine bất hoạt. Hội đồng Khoa học Quốc gia Malaysia cũng đã đặt mục tiêu phát triển vaccine vào tháng 8.2020, sau đó bắt đầu tiến hành nghiên cứu và nâng cao năng lực sản xuất. Ngoài Bộ Y tế, việc nghiên cứu phát triển vaccine còn có sự tham gia của Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới cùng Bộ Giáo dục bậc cao.

Như Ý