Bài 3: Sáng tạo, khoa học, bền bỉ

Bài 3: Sáng tạo, khoa học, bền bỉ -0

Đấu tranh với thế lực thù địch lợi dụng AI, công nghệ số, không gian số gây mất an ninh văn hóa, an ninh chính trị tư tưởng là công việc trực tiếp, thường xuyên, bền bỉ. Đây cũng là công việc khoa học, sáng tạo bằng trí tuệ Việt Nam, văn hóa Việt Nam; đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật và học hỏi kinh nghiệm nước ngoài giám sát những giới hạn đạo đức, pháp luật của trí tuệ nhân tạo khi sáng tạo ra các ứng dụng và đưa vào sử dụng. Và rõ ràng cuộc đấu tranh lợi dụng AI trên lĩnh vực văn hoá, tư tưởng trong kỷ nguyên số hóa, toàn cầu hóa, cạnh tranh phát triển sẽ diễn ra quyết liệt, phức tạp, đòi hỏi tiếp tục nâng tầm trí tuệ Việt Nam.

Bài 3: Sáng tạo, khoa học, bền bỉ -0

Chủ động, đi tắt, đón đầu để phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ an ninh văn hóa là tư duy đúng đắn. Trên định hướng đó, chúng ta cần nỗ lực đưa văn hóa phát triển trên đa nền tảng, đến được với mọi tầng lớp nhân dân; thu hẹp khoảng cách tiếp cận, hưởng thụ văn hóa trong không gian số. 

Bài 3: Sáng tạo, khoa học và bền bỉ

Tại hội thảo “80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam - Khởi nguồn và động lực phát triển”, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, một trong những xu hướng tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay là hỏi – đáp. Tức là cần thông tin gì sẽ đặt câu hỏi. Vì lẽ đó, chúng ta cần xây dựng được công cụ trợ lý ảo, chẳng hạn như ChatGPT chuyên về văn hóa Việt Nam. Từ đó, mọi công dân Việt Nam, thậm chí là bạn bè quốc tế có cơ hội được vào đối thoại, học hỏi, mở mang hiểu biết mọi lúc, mọi nơi. Đây là cách thức truyền bá văn hóa Việt Nam nhanh, hiệu quả và cũng là cách chủ động dẫn dắt bảo vệ an ninh văn hóa. Khi trí tuệ thông minh, trí tuệ Việt tham gia nền tảng công nghệ mới bằng các sản phẩm công nghệ cao thì cũng chính là tiến một bước tới sự bình đẳng trong hưởng thụ, đấu tranh bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, nền tảng tư tưởng của nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Bài 3: Sáng tạo, khoa học, bền bỉ -0

Việt Nam có thể làm sàn thương mại điện tử giúp hình thành thị trường văn hoá số; xây dựng môi trường văn hóa số và không gian số giúp văn hóa thích nghi trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Có thể thấy, chúng ta có 3 tập đoàn đang nghiên cứu nền tảng AI tạo sinh giống như ChatGPT. Tuy nhiên, việc phát triển trí tuệ nhân tạo Việt tốc độ còn chậm; nhất là phát triển phần mềm và trí tuệ nhân tạo chứa đựng và xử lý thông tin văn hóa, tư tưởng Việt Nam cung cấp nguồn thông tin trên không gian số còn giới hạn. Chúng ta cần BIG DATA- nguồn dữ liệu lớn- về nền tảng văn hóa, tư tưởng của nhà nước xã hội chủ nghĩa được xử lý, mã hóa, cung cấp nguồn cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo làm nguồn dữ liệu đối chứng, kiểm chứng chống thông tin xuyên tạc, giả tạo của thế lực thù địch.

Trong khi hành lang pháp lý chung cho ứng dụng AI trên toàn thế giới đang bị chậm hơn sự phát triển theo chiều thẳng đứng của công nghệ thì chúng ta càng phải quan tâm lĩnh vực này. Trí tuệ nhân tạo, trí tuệ Việt Nam phải có nhiều sáng tạo, nhiều ứng dụng mạnh mẽ giúp người Việt Nam nắm bắt sâu rộng và phát huy văn hóa Việt. Đồng thời đưa văn hóa Việt giao lưu với các dòng văn hóa khác nhau trên thế giới. Chính sự phát triển ứng dụng trí tuệ thông minh Việt sẽ trợ giúp tích cực công cuộc đấu tranh chống tư tưởng độc hại hòng che đậy cho những mưu đồ chính trị xấu xa của các thế lực thù địch. Và như vậy mới chủ động góp phần bảo vệ an ninh văn hóa của đất nước.

Bài 3: Sáng tạo, khoa học, bền bỉ
Trí Nhân: Người máy ứng dụng trí tuệ nhân tạo "Make in Vietnam" lần đầu ra mắt hội tụ rất nhiều công nghệ tiêu biểu của cách mạng công nghệ 4.0

Sự chậm chạp về vấn đề pháp lý và đạo đức của AI dẫn đến những xung đột trên nhiều lĩnh vực nhất là văn hóa không có lời giải và cũng chẳng rõ trách nhiệm của nhà sản xuất. Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo, trong đó có ChatGPT, Deepfake đặt ra các vấn đề đạo đức và pháp lý liên quan đến ứng dụng AI một cách có trách nhiệm. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết: Việt Nam cũng cần chủ động nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước trong việc đấu tranh bảo vệ an ninh văn hóa thông qua đàm phán với nhà sản xuất, quản trị mạng và ban hành các quy định đảm bảo tiêu chí đạo đức, pháp luật, bản quyền, chuẩn mực thông tin từ trí tuệ sáng tạo, quyền truy xuất nguồn… Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam còn ở khoảng cách rất xa với các nước đi đầu và xu thế còn tăng tiếp. “Vì vậy, chúng ta không quá tham vọng phát triển các sản phẩm hàng đầu thế giới, chỉ đi vào các sản phẩm ngách phục vụ thị trường Việt Nam.”- Thứ trưởng Bùi Thế Duy nhấn mạnh.

Trong điều kiện hiện nay, các cơ quan, tổ chức hữu quan cần quan tâm đến kỹ năng ứng phó với trí tuệ nhân tạo trên từng lĩnh vực liên quan. Qua sự phát triển ứng dụng trí tuệ thông minh ở Việt Nam, chúng ta tiếp cận vấn đề đạo đức, pháp luật mà Mỹ, EU, các nước tiên tiến đang giải quyết thông qua các đạo luật, các thỏa thuận với nhà sản xuất và ứng dụng. Từ đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam; đấu tranh có bài bản, bền bỉ để bảo vệ quyền, lợi ích quốc gia dân tộc; góp phần chủ động đấu tranh bảo vệ an ninh văn hóa.

Bài 3: Sáng tạo, khoa học, bền bỉ -0

Bài 3: Sáng tạo, khoa học, bền bỉ -0

Đấu tranh trực diện với thế lực thù địch lợi dụng công nghệ mới, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để bảo vệ an ninh tư tưởng - văn hóa đòi hỏi chúng ta cũng phải sáng tạo, khoa học và bền bỉ; cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Đặc biệt phải có những tổ chức thực sự chuyên nghiệp làm đầu mối. Trong cuộc chiến này, phải luôn rà soát, phát hiện các mạng xã hội, facebook, trang Web đen, báo lá cải... bị lợi dụng lan truyền thông tin xuyên tạc phá hoại khối đoàn kết dân tộc, phá hoại văn hóa, nền tảng tư tưởng của chế độ xã hội chủ nghĩa. Từ đó, có giải pháp, biện pháp ứng phó kịp thời.

Bên cạnh đó, cũng cần nhận thức rõ sự khác biệt giữa trí tuệ thông minh và con người. Con người với tư cách chủ thể sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, cũng là chủ thể giữ gìn, phát huy và bảo vệ nó. “Điều đó đòi hỏi chúng ta tiếp tục nâng cao nhận thức văn hóa trước những thách thức của kỷ nguyên số hóa. Vì vậy, cần phải có những chiến lược, sách lược đi đôi với khuyến nghị, hướng dẫn cụ thể... để đấu tranh bảo vệ an ninh văn hóa. Theo đó, chủ thể văn hóa Việt Nam cần phải được trang bị những hiểu biết về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, những thuận lợi và nguy cơ, thách thức của nó.”- ThS. Nghiêm Xuân Mừng, Giảng viên Khoa Quản lý Xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia chia sẻ.

Bài 3: Sáng tạo, khoa học, bền bỉ -0

Đấu tranh bảo vệ văn hóa tư tưởng theo hướng này chúng ta vừa phải thông thạo về ứng dụng công nghệ, vừa phải có những phần mềm theo dõi, giám sát thông tin, vừa có lực lượng chuyên trách, thường trực có chuyên môn sâu. Đồng thời cần có giải pháp đồng bộ từ cơ quan của Đảng, các cơ quan bộ máy nhà nước, đặc biệt là các cơ quan chuyên ngành như văn hóa, thông tin, khoa học công nghệ, tư pháp; sự vào cuộc của các tổ chức xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội văn hóa nghệ thuật... với trách nhiệm rõ ràng. Từ đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, phát huy sức mạnh, lòng yêu nước của Nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh. 

Báo chí cần vào cuộc quyết liệt, bền bỉ, bài bản, hệ thống và nhạy cảm hơn nữa. Một mặt xây dựng luận cứ để có những đấu tranh thuyết phục, khoa học và hiệu quả với các bài viết ngắn gọn, rõ ràng giúp công chúng nhận biết bản chất thông tin sai lệch, xuyên tạc; hiểu sâu và cương quyết bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước. Mặt khác, phát huy vai trò, trách nhiệm của lực lượng báo chí cách mạng là yếu tố quan trọng để đấu tranh với các đối tượng thù địch dưới nhiều hình thức, chiêu bài tinh vi trên không gian mạng; góp phần bảo vệ sự phát triển ổn định về tư tưởng và văn hóa đúng định hướng xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; bảo vệ truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ sự đồng thuận, nhất trí về chính trị, tinh thần trong nhân dân; đấu tranh có hiệu quả với các trào lưu tư tưởng, văn hóa phản động, độc hại...

Bài 3: Sáng tạo, khoa học, bền bỉ -0

Đấu tranh trực diện với thế lực thù địch mượn cớ, dựa dẫm, đánh lừa công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo để xuyên tạc giá trị văn hóa Việt, nền tảng văn hóa và đời sống văn hóa của con người Việt Nam phải là công việc thường xuyên. Đấu tranh với hiện tượng này phải đồng bộ cả việc xây dựng các luận cứ khoa học cũng như các giải pháp về công nghệ, kỹ thuật để gỡ bỏ, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng hay thực hiện các giải pháp về kinh tế, tài chính, kiểm soát dòng tiền mà các trang mạng xã hội, thế lực thù địch thao túng. Và chúng ta cần tiến hành tốt công tác giáo dục chính trị, tạo chuyển biến sâu sắc về nhận thức của mọi tổ chức, cơ quan liên quan tham gia chủ động đấu tranh; tích cực bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực toàn diện cho lực lượng cán bộ; hoàn thiện các chính sách và khung pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức tích cực tham gia đấu tranh. Hình thức đấu tranh đa dạng nhưng quan điểm và nguyên tắc thì giữ vững; mềm dẻo, linh hoạt trong phương pháp; công khai, minh bạch, dân chủ trong cách làm hay đối thoại, với những người có ý kiến khác trên tinh thần khoa học, dân chủ, xây dựng và thuyết phục… Từ đó góp phần tạo đồng thuận cùng chung sức giữ gìn an ninh văn hóa. 

Bài 3: Sáng tạo, khoa học, bền bỉ -0

Việc hạn chế và đấu tranh với thông tin sai là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kết hợp giữa sự nhận thức cá nhân và nỗ lực tập thể, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng, để đấu tranh hiệu quả với thông tin sai lạc trên mạng xã hội và ứng dụng trí tuệ nhân tạo cần lưu ý 5 điểm là: “Thứ nhất là luôn kiểm tra nguồn gốc và độ tin cậy của thông tin trước khi tin tưởng vào nó. Thứ hai là cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức và đào tạo về trí tuệ nhân tạo cho cộng đồng, từ đó có khả năng phân biệt thông tin đúng, sai. Thứ ba là khuyến khích ý thức chủ động, trách nhiệm của người sử dụng; khuyến khích họ luôn kiểm tra các thông tin trước khi chia sẻ hoặc tin tưởng. Thứ tư là tạo ra một cộng đồng chia sẻ và kiểm chứng thông tin, cùng giúp nhau nhận biết thông tin sai và phản biện các thông tin không đúng. Thứ năm và cũng quan trọng nhất chính là hình thành khuôn khổ pháp lý để quản lý hiệu quả giúp ngăn chặn và đối phó với thông tin sai này.”

Việc hoàn thiện hành lang pháp lý chú trọng sửa đổi, bổ sung các luật: Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng; Luật Viễn thông; Luật Tiếp cận thông tin… theo hướng nâng cao trách nhiệm người dùng về nguồn tin, bản quyền, lan truyền thông tin trong cộng đồng... Đồng thời, ngăn chặn việc lợi dụng công nghệ cao, ứng dụng AI vi phạm pháp luật; khắc phục lỗ hổng đạo đức, pháp luật mà hệ thống AI chưa thể kiểm soát. Bên cạnh đó, Chính phủ cần trình Quốc hội nâng Nghị định quy định phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao thành đạo luật.

Bảo vệ an ninh văn hóa, an ninh chính trị, nền tảng tư tưởng của Đảng là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và trước hết là mỗi cán bộ, đảng viên. Mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự là những chiến sĩ xung phong, đi đầu trên mặt trận tư tưởng, văn hóa. Phải thường xuyên trau dồi, học tập, nhận thức đầy đủ, sâu sắc những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nhạy bén, kịp thời phát hiện, đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch; thường xuyên chia sẻ thông tin tốt đẹp, lan tỏa gương người tốt, việc tốt để "lấy cái đẹp dẹp cái xấu"; gương mẫu trong việc chấp hành Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.

Trong kỷ nguyên số, thế giới trở nên phẳng hơn, không gian mạng là xuyên biên giới và cách thông tin truyền thống trở nên lạc hậu. Vì vậy, chúng ta cần chủ động tận dụng triệt để những mặt mạnh, phát huy ưu thế, có hình thức hợp tác phù hợp để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước; quảng bá các sản phẩm văn hóa, thành tựu kinh tế- xã hội của Việt Nam; cung cấp, đăng tải, chia sẻ và tận dụng ưu thế của hạ tầng công nghệ để đưa các sản phẩm văn hóa nhanh chóng đến đông đảo công chúng trong nước và quốc tế.

Bài 3: Sáng tạo, khoa học, bền bỉ -0

Thực hiện nội dung: Thanh Hà, Thanh Mai, Hà An, Kim Thoa
Trình bày: Xuân Tùng, Trung Hiếu