Có giải pháp để đủ giáo viên thực hiện chương trình mới

- Thứ Tư, 15/07/2020, 19:16 - Chia sẻ
Đại diện một số trường tiểu học trên địa bàn huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, kiến nghị cần có giải pháp chiến lược để đủ giáo viên thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới theo đúng kế hoạch và lộ trình…

Ngày 15.7, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2015 - 2020 làm việc tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Phan Thanh Bình làm Trưởng đoàn giám sát.

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình làm Trưởng đoàn giám sát
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình làm Trưởng đoàn giám sát

Giá sách giáo khoa cao đối với học sinh các xã khó khăn

Huyện Phụng Hiệp có diện tích 484,510km2, dân số 188.017 người, trong đó 87,88% người dân ở nông thôn và sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn. Theo báo cáo của UBND huyện, năm học 2019 - 2020, trên địa có 51 trường phổ thông, gồm: 34 trường tiểu học/80 điểm trường, 12 trường THCS/16 điểm trường, 1 trường Tiểu học và THCS/3 điểm trường, 4 trường THPT/5 điểm trường. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có 1 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 15 Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng.

Huyện đã đạt phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 3, phổ cập THCS mức độ 2. Toàn huyện có 44 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó 13 trường mẫu giáo, 21 trường tiểu học và 10 trường THCS.

Về tình hình thực hiện Nghị quyết 88 và Nghị quyết 51, UBND huyện Phụng Hiệp đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các lớp tập huấn, triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đến tất cả cán bộ quản lý, giáo viên tổ/khối chuyên môn, giáo viên cốt cán cấp tiểu học, THCS đối với các trường trực thuộc. Lãnh đạo huyện khẳng định cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới trong năm học 2020 - 2021. Tuy nhiên, còn một số điểm trường thiếu phòng học để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, và nhiều trường thiếu phòng học chuyên môn.

Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phụng Hiệp Trần Mê Ly cho biết, năm học tới, hơn 1.100 học sinh lớp 1 thuộc diện gia đình khó khăn dự kiến sẽ phải hỗ trợ sách giáo khoa
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phụng Hiệp Trần Mê Ly cho biết, năm học tới, hơn 1.100 học sinh lớp 1 thuộc diện gia đình khó khăn dự kiến sẽ phải hỗ trợ sách giáo khoa

Về vic lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020 - 2021, có 35/35 trường lựa chọn môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội cùng bộ sách Cánh diều và môn Đạo đức, M thuật, Âm nhạc, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm cùng bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống. Sách giáo khoa mới được đánh giá  thiết kế mới lạ, màu sắc, hình thức trình bày thu hút, tạo hứng thú cho người học; cấu trúc, kênh hình, kênh chữ khá phù hợp, rõ ràng.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long Lưu Thành Công quan tâm tới việc tập huấn đại trà cho giáo viên, bởi chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là bước vào năm học mới
Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Long Lưu Thành Công quan tâm tới việc tập huấn đại trà cho giáo viên, bởi chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa là bước vào năm học mới

Tuy nhiên, huyện Phụng Hiệp cũng phản ánh, thời gian công bố chính thức và bàn giao sách giáo khoa cho các đơn vị chậm, số lượng đầu sách phân bổ ít, nên việc nghiên cứu đánh giá để lựa chọn gặp khó khăn. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng dịch Covid-19 nên thời gian dành cho nhà trường tổ chức các hoạt động nghiên cứu, đánh giá để chọn sách giáo khoa rất ít. Giá bìa hiện tại của các bộ sách giáo khoa còn cao, đặc biệt đối với học sinh thuộc các xã khó khăn. Hiện huyện đã rà soát và dự kiến phải hỗ trợ sách giáo khoa lớp 1 mới cho hơn 1.100 học sinh thuộc diện gia đình khó khăn.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa Mỹ 2 Bùi Thanh Long cho biết, học sinh nghèo tại trường chiếm gần 50%, nếu không được hỗ trợ, học sinh sẽ không có đủ sách để học
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa Mỹ 2 Bùi Thanh Long cho biết, học sinh nghèo tại trường chiếm gần 50%, nếu không được hỗ trợ, học sinh sẽ không có đủ sách để học

Nên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn tập trung

Để chuẩn bị đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới, huyện đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng, nhằm đánh giá đúng thực chất năng lực đội ngũ để có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả. Phân công cán bộ quản lý, giáo viên tham dự đầy đủ các lớp tập huấn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo yêu cầu của Sở Giáo dục và Đào tạo. 

Theo cô Võ Việt Oanh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Long 1, tập huấn tập trung giáo viên sẽ có cơ hội trực tiếp rao đổi trao đổi, cọ xát
Theo cô Võ Việt Oanh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Long 1, tập huấn tập trung giáo viên sẽ có cơ hội trực tiếp rao đổi trao đổi, cọ xát

Hiện nay, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn giáo viên dạy lớp 1 và giáo viên các môn chuyên của các trường tiểu học đăng nhập tài khoản tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên trang taphuan.csdl.edu.vn và tổng hợp danh sách giáo viên từ dạy từ khối 2 đến khối 5 để tạo tài khoản tập huấn đại trà.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa An 3 cho biết, hiện trường chưa có giáo viên tiếng Anh và giáo viên Tin học
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa An 3 cho biết, hiện trường chưa có giáo viên tiếng Anh và giáo viên Tin học

Đại diện một số trường tiểu học trên địa bàn huyện Phụng Hiệp kiến nghị có giải pháp chiến lược để có đủ giáo viên thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông mới theo đúng kế hoạch và lộ trình, nhất là trong bối cảnh địa phương đang thiếu giáo viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên tiếng Anh và Tin học. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn tập trung để giáo viên có cơ hội trao đổi, cọ xát trực tiếp…

“Bây giờ là phát triển phẩm chất và năng lực người học chứ không phải truyền thụ kiến thức” - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình nhấn mạnh
“Bây giờ là phát triển phẩm chất và năng lực người học chứ không phải truyền thụ kiến thức” - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình nhấn mạnh

Đoàn giám sát ghi nhận, qua báo cáo cho thấy địa phương đang triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới khá tốt, từ tuyên truyền đến tổ chức lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 và sự tự tin của giáo viên. Tuy nhiên, Đoàn giám sát cũng lưu ý, địa phương, các nhà trường và bản thân các thầy cô phải lường trước một số khó khăn, bởi chương trình giáo dục phổ thông mới có sự thay đổi căn bản. “Bây giờ là phát triển phẩm chất và năng lực người học chứ không phải truyền thụ kiến thức, và chương trình là pháp lệnh chứ không phải sách giáo khoa” - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình nhấn mạnh. Vì vậy, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cũng phải thay đổi thì mới có thể triển khai thành công đợt đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này, để đào tạo ra những con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Nhật Linh